2015년 12월 8일 화요일

Đừng tranh chỗ sáng!

<Khẳng định chính mình - Lưu Dung>

Mấy người bạn Trung Quốc mời con đến dạy đàn cho con cái họ. Và dường như là một thói quen, con đột nhiên đưa ra một ý tưởng, dự định in các tờ rơi, đem dán vào các tấm kính chắn gió ở các nhà ga, bãi đỗ xe. 
“Chưa biết chừng sẽ có bao nhiêu nguời đến xếp hàng xin học ấy chứ!” – Con hào hứng nói. 
“Ba phản đối!” 
“Tại sao ạ?” – Con đầy vẻ ngạc nhiên – “Chẳng phải từ lâu ba đã muốn con đi làm kiếm thêm tiền sao?” 
Ba không trực tiếp trả lời câu hỏi của con, ba chỉ đưa ra một ví dụ: 
Học trò của ba là Vương Hy, vừa mới thôi việc đưa cơm cho một hàng ăn. Đó vốn là một công việc cũng kiếm khá nhiều tiền, chỉ cần đạp xe qua mấy phố, đưa cơm cho khách hàng, thế là cũng kiếm được vài đồng tiền khách thưởng. Cứ như vậy, số tiền kiếm được cao gấp mấy lần tiền học bổng trong trường. 
Vậy tại sao anh ta lại không làm? 
Vì anh ta nhận thấy việc này rất dễ gặp nguy hiểm. Đã có nhiều nguời bạn cũng làm công việc đưa cơm như vậy. Khi đến nơi, họ chỉ thấy một căn phòng thật lạnh lẽo, rồi bỗng nhiên một con dao dí sát vào cổ, không những bị cướp mất cơm, vơ vét sạch tiền của, mà còn suýt nữa thì mất mạng. 
“Chúng ta ở chỗ sáng, còn đối phương ở chỗ tối, tất nhiên là mình không thể phòng vệ được rồi” – Vương Hy nói. 
“Con ở chỗ sáng, còn nguời ta nấp trong bóng tối” – đó chính là nguyên nhân khiến ba phản đối việc con phát các tờ rơi. Trên tờ rơi đó, nguời khác biết được con là học sinh của Viện âm nhạc Joliet, họ sẽ đoán được tuổi tác, trình độ, kiến thức của con, và số điện thoại sẽ giúp họ biết được địa chỉ của con, thông tin về con cơ bản đều lộ rõ. 
Còn đối phương thì sao? 
Con chẳng biết một chút gì về họ cả! 
Và khi con nhận lời đến chỗ hẹn, liệu có thể xảy ra trường hợp tương tự như việc đưa cơm hộp không? 
Cũng có thể sự việc diễn ra còn nghiêm trọng hơn! 
Ba còn nhớ có lần tuyết rơi rất nhiều, anh bưu tá đưa thư bảo đảm đến, ba mời anh ta vào nhà để ký, anh ta hơi do dự rồi đi vào. Anh ta vừa cười vừa nói, may là nguời quen, chứ không thì anh ta tuyệt đối không dám vào. Vì trước đây có một cậu bưu tá trẻ được một phụ nữ mời vào nhà, nguời phụ nữ đó tự lột hết quần áo của mình ra, và nói: “Anh hãy ngoan ngoãn nghe lời tôi, hay là để tôi hô hoán lên là tôi bị cưỡng hiếp?” 
Trước khi ra về, anh bưu tá chau mày nói: “Trên thế gian này việc gì cũng có thể xảy ra, mình cẩn thận một chút vẫn hơn!”, và nói thêm: “Khi kẻ lạ ra về, tốt nhất là mình hãy đóng cửa lại, vì có một số kẻ xấu thường đến thám thính trước, khi ra đến cửa liền bí mật nhét mẩu giấy vo tròn vào lỗ khóa, trông có vẻ như cửa đã được khóa kỹ càng rồi, nhưng thực ra vẫn chưa khóa. Hơn nữa, kẻ xấu đó đã nắm chắc tình hình trong nhà rồi, đến khi chúng quay lại cướp, mình khó mà có thể phòng bị được!” 
Còn một điều nữa con cũng nên biết, đó là phòng vệ với những kẻ đồng tính luyến ái. 
Trong thời đại ngày nay, tuy chúng ta không thể nói đồng tính luyến ái là phạm pháp, nhưng chí ít chúng ta cũng phải tự phòng vệ, tránh bị lôi kéo rủ rê. 
Khi học cấp hai, ba đã từng làm quen với một nguời. Người này giảng giải cho ba về nội dung sách vở như một nguời thầy mẫu mực, rồi còn mời ba ăn, nhưng dần dần khi thân quen rồi, hắn lại có những hành động kì quái. 
Một đồng nghiệp của ba cũng có nhắc đến trường hợp hồi học trung học của mình. Có lần anh ta đang đứng đọc báo tại quầy công cộng bên ngoài công viên, một cậu thanh niên khoảng hơn hai mươi tuổi vừa đi vừa quay dây chìa khóa, tiến sát gần anh ta, cố ý lấy chìa khóa để va chạm và trêu chọc anh ta. 
Sau này khi đọc bài nghiên cứu về đồng tính luyến ái, ba mới biết được: Đồng tính luyến ái thường có mắc do bị xui khiến, có nghĩa là do dụ dỗ mà trở thành kẻ đồng tính. Dễ bị sa ngã nhất chính là những thiếu niên chưa có kinh nghiệm trong tình yêu nam nữ. 
Một cậu con trai ngờ nghệch ngây thơ như con chính là mục tiêu lý tưởng của chúng! 
Thời đại khác, hoàn cảnh cũng khác. Trước đây khi lái xe trên đường, trông thấy bên đường có nguời vẫy xe đi nhờ, họ liền dừng xe lại chờ nguời ta lên, và đó là điều đương nhiên. Còn ngày nay, ở một số bang đã ra lệnh cấm, vì có quá nhiều đạo tặc. Thậm chí chúng nấp ở một bên, rồi cho một cô gái trẻ đẹp ra vẫy xe, chỉ cần mình mới mở cửa xe thì chúng đã dí súng ngay sau gáy mình rồi. 
Trước đây con có thể gọi taxi ở một góc phố vắng vẻ cũng được, nhưng bây giờ dù con có gọi xe đến nhà đi chăng nữa thì đối phương vẫn yêu cầu con phải để lại số điện thoại để họ gọi lại kiểm tra rồi mới cho xe đến. 
Một anh lái xe nói rất hay: 
“Khách đi xe luôn luôn đề phòng cảnh giác chúng ta, nhưng họ đâu biết rằng chúng tôi cũng đang cảnh giác họ. Đêm hôm khuya khoắt, nếu có mấy nguời đàn ông vẫy xe thì chúng tôi không dám dừng lại. Chẳng có cách nào khác, vì hai bên đều không biết chút gì về nhau mà!” 
“Biết mình biết nguời, trăm trận trăm thắng”. “Binh pháp Tôn Tử” hơn hai nghìn năm trước chẳng phải đã dạy chúng ta rồi sao? 
Vì thế con muốn kiếm tiền, được thôi! Nhưng con tuyệt đối phải biết rõ đối phương trước, không được sơ suất đứng tranh chỗ sáng!

Bạn thật, bạn giả

<Khẳng định chính mình - Lưu Dung>

Truyện kể rằng Quản ninh và Hoa Hâm vốn là bạn thân của nhau, một hôm hai nguời cùng ngồi học chung một chiếc chiếu. Nghe thấy bên ngoài huyên náo, Hoa Hâm vội vàng chạy ra xem, đến khi quay lại, thấy Quản Ninh đã cắt chiếc chiếu đó ra làm đôi, và nói với Hoa Hâm: “Cậu không còn là bạn của tôi nữa!”
Ba hỏi con, Quản Ninh va Hoa Hâm có thực sự là bạn thân của nhau không?
“Không phải!”
Con nói đúng! Chỉ vì một sự việc cỏn con mà cắt đứt tình bạn, thì làm sao có thể gọi là bạn được? Bạn bè mà không chân thành, không những không giúp bạn thay đổi mà lại bỏ bạn, thì quả thực không xứng đáng!
Nói đến đây, chúng ta không thể không khâm phục Bào Thúc Nha! Khi đánh giặc, Quản Trọng nấp phía sau, Bào Thúc Nha biện minh hộ là do nhà Quản Trọng còn có mẹ già, nên không thể không sợ chết. Khi làm ăn buôn bán, Quản Trọng giành tiền nhiều hơn, Bào Thúc Nha cũng rộng lòng không chấp trách, nói do nhà nghèo. Và khi Tề Hoàn Công muốn giết Quản Trọng, thì Bào Thúc Nha càng ra sức bênh vực cho Quản Trọng.
Quản Trọng trở thành một vĩ nhân trong lịch sử, vậy ai đã giúp Quản Trọng thành công?
Chính là Bào Thúc Nha!
Trong tình bạn, cái quan trọng nhất là lượng thứ cho nhau, là đáp lại nhau bằng tấm lòng, chứ không phải yêu cầu bạn bè phải đáp trả lại những gì mình đã bỏ ra.
Một cô gái khi buộc lòng phải chia tay nguời bạn trai của mình, cô nói với bạn trong nước mắt: “Cầu xin anh hãy quên em đi, đừng nhớ đến em làm gì. Nếu biết anh vẫn luôn nhớ tới em, trái tim em sẽ tan nát mất!”
Khi cô bạn gái giận dữ bỏ đi, mặc dù chàng trai biết rõ là cô gái đó sai, nhưng vẫn đi tìm khắp nơi: “Sau khi nguôi giận, cũng có thể cô ấy sẽ hối hận, nhưng vì giữ thể diện trước mặt các chị em khác, nên ngại không quay lại, vì vậy tôi đã tìm cô ấy để xin lỗi trước!”
Nghe xong những câu chuyện này, con có suy nghĩ gì? Tình bạn giữa con và Thomas là tình bạn “Quản – Bào” hay chỉ là tình bạn “Quản – Hoa?”
Con hãy nhớ, trên thế giới này không thể có tình bạn nào không xảy ra tranh cãi. Nếu tranh cãi với tinh thần xây dựng thì hai bên sẽ càng hiểu nhau và tình bạn càng thêm trong sáng. Những nguời bạn thực sự thì không nhất thiết cứ phải là nguời có lỗi phải bắt tay dàn hòa trước.
Khi người bạn không có lỗi bắt tay dàn hòa với người mắc lỗi, thì nguời bạn mắc lỗi đó nắm tay càng chặt hơn. Có sự quý trọng thì càng có sự cảm kích

Tự thỏa hiệp

<Khẳng định bản thân - Lưu Dung>

...
Nhớ lúc còn nhỏ, ba rất thích ăn sôcôla, mỗi lần ông nội mua sôcôla về đều nói với ba rằng: “Sôcôla đắt lắm. Con phải chia ra ăn từ từ, đừng ăn hết một lúc nhé”. Khổ nỗi sôcôla lúc đó không giống như những thanh sôcôla chia thành từng ô, từng ô như bây giờ. Ba đành phải cắn vào những chỗ lồi ra, ăn trước những chỗ có góc nhọn. Nhưng cắn đi cắn lại vẫn có những chỗ lồi ra lõm vào không đều, ba vẫn tiếp tục cắn, dù biết rằng đã ăn không ít, nhưng vì cứ nghĩ rằng: “Ăn nốt miếng này rồi thôi” nên cứ tiếp tục. Cuối cùng mặt mũi dính đầy sôcôla, trên tay chỉ còn lại một mẩu bé tí như cục đường, ba tặc lưỡi ăn nốt miếng còn lại. Nếu không phải là thanh sôcôla mà là tiền thì có phải ba đã thực sự không biết kiềm chế rồi không, từng bước thỏa hiệp với bản thân, cuối cùng trở thành kẻ trắng tay, tán gia bại sản. Từ đó có thể thấy, “tự mình thỏa hiệp” thực ra là thiên tính của loài nguời. Tuy nhiên, con cũng nên biết, nếu không thể chiến thắng thiên tính, con nguời ta thật khó đạt được những thành tích hơn nguời.
Ba thường nói: “Một người đàn ông không biết lúc nào cần phải dứt ra khỏi người phụ nữ. Một người phụ nữ không biết lúc nào phải dứt ra khỏi con cái. Họ sẽ không bao giờ thành đạt!” Vấn đề là: Yêu người khác giới, yêu thương con cái không phải là thiên tính của con người hay sao? Lẽ nào muốn thành công thì phải quay lưng lại với những thiên tính ấy?
Hãy để ba nói tiếp: Con còn nhớ ngày trước bên ngoài cửa sổ phòng ngủ của ba thường đặt một cái máng đựng thức ăn cho chim không? Mỗi lần xuân về, ba thường nấp vào cửa sổ, lén quan sát lũ chim mẹ mớm mồi cho chim con. Chim sẻ thường rất nhiều con, xếp hàng bốn năm con chim non, lông vũ sổ tung, đứng chen chúc nhau. Mỗi lần chim mẹ tha mồi về là lũ chim con cứ khua khua đôi cánh, miệng há to phát ra những tiếng kêu chiêm chiếp. Lúc đầu, chim mẹ bao giờ cũng đến bên máng thức ăn, ăn tiểu mạch rồi xà xuống đất, sau đó mới bay đến bên lũ chim non. Nhưng rồi dần dần số lần chim mẹ mớm mồi cho con thưa dần, một số con tiến gần đến chim bố mẹ, chim bố mẹ mới miễn cưỡng mớm cho chim con mà thôi.
Nhưng qua thêm một thời gian thì tình hình không giống thế nữa, chim bố mẹ không những không mớm mồi nữa mà còn trốn lũ chim con, thậm chí chúng còn tấn công để không cho lũ chim con tiến gần lại mình. Ba tự hỏi, phải chăng dứt lũ con ra khỏi bản thân mình cũng là một thiên tính, bởi vì nếu không làm như vậy thì bố mẹ không thể thành công mà con cái cũng khó lòng độc lập được. Nói đi nói lại, đến loài chim còn biết kiềm chế bản thân, dừng lại đúng lúc cần thiết để có được những cái lớn hơn. Vậy chúng ta là con nguời, lẽ nào lại không thể làm được như thế? Hãy nhớ, ném thêm một quả bóng, ăn thêm một miếng, chơi thêm một ván bài, ngủ thêm một phút thoạt nghe tưởng như đó là những việc nhỏ nhặt, nhưng những con “vi trùng” trong cái thói “tự thỏa hiệp” đó có thể xâm nhập vào tận xương tủy, khiến con suốt đời không đứng được thẳng.


2015년 6월 25일 목요일

Concession and Contrast

(from English vocabulary in use)
Concession
Concession means accepting one part of a state of affairs but putting another argument or fact against it.
Although they were poor, they were independent.
He is a bit stupid. He is very kind, nevertheless.
a.         Verbs of concession
I acknowledge/accept that he has worked hard but it is not enough.
I admit I was wrong, but I still think we were right to doubt her.
I concede that you are right about the goal, but not the method.
b.        Adverbs and other phrases for concession
OK, you’re sorry. That’s all well and good, but how are you going to pay us back?
You shouldn’t seem so surprised. After all, I did warn you.
It’s all very well saying that you love dogs, but who’ll take it for walks if we do get one?
He is boring, and he is rather cold and unfriendly, but, for all that, he is your uncle and we should invite him.
Admittedly, she put a lot of effort in, but it was all wasted.

Contrast
I expected Mr. Widebody to be fat. The reverse was true.
We’re not almost there at all; quite the opposite. We’ve got five miles to go yet.
Everywhere in Europe they use metric measures. In contrast, Britain still uses non-metric.
John’s quiet? On the contrary, he’s the noisiest person I know. (that is not true, but this is true)
John is rather arrogant. On the other hand, he can be very kind. (that is true and this is true)
When it comes to politics, Jam and Ann are poles apart.
There’s a world of difference between being a friend and a lover.
There’s a great divide between left and right wing in general.
A yawning gap divides rich and poor in many countries.

There’s a huge discrepancy between his ideals and his actions.

2015년 6월 24일 수요일

Cause, reason, purpose, result expressions

(from English vocabulary in use)
Cause
The rise in prices sparked off a lot of political protest. (often used for very strong, perhaps violent, reactions to events)
The President’s statement gave rise to/ provoked/ generated a lot of criticism. (slightly less strong than spark off)
The new law has brought about/ led to great changes in education. (often used for political/social change)
This problem stems from the inflation of recent years. (explaining the direct origins of events and states)
The court-case arose out of allegations made in a newspaper. (the allegations started the court-case)

Reason for and purpose of doing things
Her reason for not going with us was that she had no money.
I wonder what his motives were in sending that letter. (purpose)
I wonder what prompted him to send that letter. (reason/ cause)
She wrote to the press with the aim of exposing the scandal. (purpose)
I have invited you here with a view to resolving our differences. (sounds a bit more indirect than with the aim of)
He refused to answer on the grounds that his lawyer was not there. (reason)
The purpose of her visit was to inspect the equipment.

Results
He did no work. As a result/ As a consequence/ Consequently, he failed his exams.
The result/ consequence of all these changes is that no one is happy any more.
His remarks resulted in everyone getting angry.
The events had an outcome that no one could have predicted. (result of a process or events, or of meetings, discussions, etc.)
The upshot of all these problems was that we had to start again. (less formal than outcome)

When the election results were announced, chaos ensued. (formal)

Cấp tốc ngữ pháp tiếng Hàn trung cấp luyện thi TOPIK 1 - 의도. 목적 (ý đồ, mục đích)

(빨리 간단하게 공부하는 한국어 문법 TOPIK 중급 인용 – Trích dẫn từ 빨리 간단하게 공부하는 한국어 문법 TOPIK 중급)

………

의도. 목적 Ý đồ. Mục đích

-()려고
-()
- 위해서
-고자


-()려고
Ý nghĩa
의도. 목적을 나타낸다. Thể hiện ý đồ/ mục đích của hành động. Cấu trúc này nối mệnh đề ở phía trước với động từ ở phía sau, chủ ngữ thực hiện hành động ở phía sau nhằm đạt được ý đồ/mục đích ở mệnh đề phía trước.
Cấu trúc
l  동사 (động từ)-()려고 (để làm gì đấy)
l  형용사 (tính từ)-/어지려고 (để trở nên như thế nào đấy)
l  명사 (danh từ)/ 되려고 (để trở thành ai/cái gì đấy)
Ví dụ
l  여행 경비를 마련하려고 아르바이트를 합니다. Tôi đi làm thêm để chuẩn bị kinh phí đi du lịch.
l  날씬해지려고 다이어트를 해요. Tôi ăn kiêng để trở nên thon thả hơn.
l  가수가 되려고 노래 연습을 하고 있어요. Tôi đang luyện hát để trở thành ca sĩ.
l  누구를 만나려고 왔어요? Bạn đến đây để gặp ai đấy?
Chú ý
1.      명령문, 청유문과 함께 쓰일 없다. Cấu trúc này không được dùng với các động từ ở dạnh mệnh lệnh hay thỉnh dụ ở phía sau.
l  공부하려고 도서관에 가라. (x) à 공부하러 도서관에 가라. () Đi thư viện để học đi!
l  주말에 같이 영화 보려고 가자. (x) à 주말에 같이 영화 보러 가자. () Cuối tuần cùng đi xem phim nhé?
2.      -‘()려고 하다 희망이나 지향을 나타내는 표현에 자주 쓰인다. Cấu trúc ‘()려고 하다 thường được dùng để thể hiện hi vọng hay chí hướng.
l  저는 그와 결혼하려고 합니다. Tôi định kết hôn với anh ấy.
l  나는 이번 경기에서 우승하려고 합니다. Trận đấu này nhất định tôi sẽ chiến thắng.
………

-()
Ý nghĩa
이동의 의도. 목적을 나타낸다. –() + 이동 동사 (가다, 오다, 나가다, 나오다, 들어가다, 들어오다, 다니다 ). Thể hiện ý đồ/mục đích của chuyển động. Cấu trúc này dùng với các động từ chỉ sự chuyển động (như 가다, 오다, 나가다, 나오다, 들어가다, 들어오다, 다니다…) ở phía sau. Chủ ngữ di chuyển để thực hiện ý đồ/mục đích ở mệnh đề phía trước.
Cấu trúc
동사-()
Ví dụ
l  책을 빌리러 도서관에 가요. Tôi đi thư viện để mượn sách.
l  주말에 쇼핑하러 백화점에 거예요. Cuối tuần tôi sẽ đi bách hoa để mua sắm.
l  강아지를 데리고 산책하러 나갔어요. Tôi đã ra ngoài để dắt chó đi dạo.
l  우산을 가지러 집에 들어갔어요. Tôi đã đi vào nhà để lấy cái ô.
………

- 위해서
Ý nghĩa
행동의 의도. 목적을 나타낸다. Thể hiện ý đồ/mục đích của hành động. Chủ ngữ thực hiện hành động ở phía sau nhằm đạt được ý đồ/mục đích ở mệnh đề phía trước.
Cấu trúc
l  동사- 위해서
l  형용사-/어지기 위해서
l  명사-/ 위해서
Ví dụ
l  환경을 보호하기 위해서 분리수거를 합니다. Tôi phân loại rác để bảo vệ môi trường.
l  대학교에 들어가기 위해서 열심히 공부합니다. Tôi học hành chăm chỉ để được vào đại học.
l  건강해지기 위해서 꾸준히 운동을 합니다. Tôi tập thể dục đều đặn để trở nên khỏe mạnh.
l  수영선수가 되기 위해서 매일 수영을 연습합니다. Mỗi ngày tôi tập bơi để trở thành vận động viên bơi lội.
………

-고자
Ý nghĩa
행동의 의도. 목적을 나타낸다. 연설이나 보고와 같은 공식적인 말이나 글에 자주 사용한다. Cấu trúc này cũng giống như –()려고 thể hiện ý đồ/mục đích của hành động, nhưng được dùng trong các bài nói hay viết có tính chất trang trọng như là diễn thuyết, báo cáo, thuyết trình…
Cấu trúc
l  동사-고자
l  형용사-/어지고자
l  명사-/ 되고자
Ví dụ
l  한국 정부는 평화를 지키고자 노력하고 있습니다. Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực để giữ gìn hòa bình.
l  진실을 밝히고자 자리에 나왔습니다. Tôi đến đây để làm sáng tỏ sự thật.
l  어려운 사람들에게 도움이 되고자 봉사활동을 시작하게 되었습니다. Tôi bắt đầu các hoạt động từ thiện để trở thành cái gì đó giúp ích cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Chú ý
고자 하다 희망이나 지향을 나타내는 표현에 자주 쓰인다. Cấu trúc ‘고자 하다’ thường được dùng để thể hiện hi vọng hay chí hướng.
l  좋은 교육 환경을 만들고자 합니다. Tôi sẽ làm nên một môi trường giáo dục tốt.
l  저는 대통령 선거에 출마하고자 합니다. Tôi sẽ tham gia ứng cử tổng thống.
………